Vào thứ 2, giá vàng tăng đột biến khi lợi suất kho bạc Mỹ giảm, kèm theo nỗi lo ngại về sự suy thoái kinh tế toàn cầu do tác động mạnh mẽ của biến thể Delta. Điều này đã làm tăng nhu cầu đối với vàng – kim loại được xem là kênh đầu tư trú ẩn an toàn.
Diễn biến giá vàng
Giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.814,38 USD/ounce vào lúc 0057 GMT. Bên cạnh đó, giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng nhẹ ở mức 0,1% lên 1.816,40 USD.
Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm chuẩn giảm 1,2640% xuống mức thấp nhất trong 2 tuần, làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng không chịu lãi suất.
Cổ phiếu châu Á lại trượt dốc trước những lo ngại về rủi ro của nhà đầu tư, trong bối cảnh đại dịch kéo dài dẫn đến lạm phát gia tăng. Lúc này, đầu tư vàng là một khoản đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn chính trị và tài chính. Nó cũng được coi là con đập chống lại cơn lũ lạm phát.
Nhiều quốc gia, đặc biệt là ở châu Á, đang ra sức đấu tranh để hạn chế sự lây lan của biến thể Delta đồng thời phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn. Theo thống kê của Reuters, có hơn 190,45 triệu ca nhiễm biến chủng mới delta trên toàn cầu và 4.254.285 ca tử vong.
Về mặt vật chất, vàng ở Ấn Độ bán ra với mức giảm vào tuần trước, đây là lần giảm đầu tiên trong gần một tháng qua vì giá nội địa tăng vọt dẫn đến việc hạn chế lượng mua vào. Giá vàng ở các trung tâm lớn khác của châu Á cũng bị đẩy giá cao hơn.
SPDR Gold Trust – quỹ giao dịch trao đổi được hỗ trợ bằng vàng lớn nhất thế giới cho biết, vào thứ 6, lượng vàng họ đang nắm giữ giảm 0,6% xuống 1.028,55 tấn, đánh dấu mức thấp nhất kể từ ngày 14/5.
Theo dữ liệu từ Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ (Commodity Futures Trading Commission – CFTC), các nhà đầu cơ tăng vị thế mua ròng (net long) của họ đối với vàng trên thị trường COMEX trong tuần kết thúc vào ngày 13/7. Bên cạnh đó, bạc (silver) tăng 0,2% lên 25,72 USD/Ounce, palađi (palladium) tăng 0,6% lên 2.645,98 USD và bạch kim (platinum) ổn định ở mức 1.103,15 USD.
Nguồn: Reuters