Các ngân hàng trung ương là những người nắm giữ số lượng vàng đáng kể và đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý dự trữ. Dự trữ vàng đồng nghĩa rằng vàng sẽ thuộc sở hữu của các ngân hàng trung ương quốc gia đó, nhằm hỗ trợ cho giá trị đồng tiền. Đồng thời nó được sử dụng như một cam kết để mua lại các thỏa thuận thanh toán với người gửi tiền, chủ giấy bạc hoặc các công ty giao dịch trong thời kỳ bản vị vàng. Các chính phủ đặt giá trị rất cao về việc dự trữ vàng, chính vì thế, khi lạm phát bắt đầu tăng, các chính phủ sẽ mua một lượng lớn vàng như một “con đập” để đối phó với tình hình thị trường.
*Giấy bạc: là bằng chứng chứng minh rằng ngân hàng nợ người có giấy bạc một lượng tiền đúng bằng giá trị ghi trên giấy bạc.
*Bản vị vàng: là chế độ tiền tệ mà phương tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn được ấn định bằng hàm lượng vàng.
Theo số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) tính đến tháng 4 năm 2021, các ngân hàng trung ương đã mua khoảng 272,9 tấn vàng trong năm 2020. Vì Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) không phải là một quốc gia nên nó không được đưa vào danh sách này. Tuy nhiên, theo danh sách thì IMF sẽ đứng thứ 3 với 2.814 tấn vàng trong kho của mình. Dưới đây là danh sách 10 quốc gia có khối lượng vàng nhiều nhất thế giới.
Top 10 quốc gia có lượng vàng dự trữ lớn nhất
Quốc gia | Lượng vàng dự trữ (tấn) | Phần trăm dự trữ ngoại hối |
Hoa Kỳ | 8.133,5 | 77.5% |
Đức | 3.362,4 | 74,5% |
Ý | 2.451,8 | 69,3% |
Pháp | 2.436,2 | 64,5% |
Nga | 2.298,5 | 22,0% |
Trung Quốc | 1.948,3 | 3,3% |
Thụy Sĩ | 1.040.0 | 5,4% |
Nhật Bản | 765,2 | 3,1% |
Ấn Độ | 686,8 | 6,5% |
Hà Lan | 612,5 | 67,4% |
Hoa Kỳ: 8.133,5 tấn vàng
Mỹ đứng ở vị trí đầu tiên với 8.133,5 tấn vàng dự trữ. United States Bullion Depository, thường được gọi là Fort Knox, là một tòa nhà kho tiền kiên cố liền kề với đồn Fort Knox, Kentucky của Quân đội Hoa Kỳ. Bộ Ngân khố Hoa Kỳ là tổ chức chịu trách nhiệm quản lý toà nhà đó. Kho tiền chứa một phần đáng kể vàng dự trữ của Hoa Kỳ, cũng như các vật chất có giá trị khác thuộc sở hữu hoặc do chính phủ liên bang Mỹ quản lý. Đồng thời, tất cả các kho lưu trữ của Liên bang lại do Cảnh sát Đúc tiền Hoa Kỳ (USMP) giám sát.
Đức: 3.362,4 tấn vàng
Dự trữ vàng của Đức được cất giữ tại Deutsche Bundesbank – Ngân hàng Liên bang Đức, là ngân hàng trung ương của Cộng hòa Liên bang Đức ở Frankfurt am Main. Đây là một chi nhánh của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và Ngân hàng Anh ở London. Theo đó, Đức đã hoàn thành hoạt động hồi hương kéo dài 4 năm vào năm 2017 để trả lại 674 tấn vàng từ Banque de France và Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York về kho riêng của mình.
*Frankfurt am Main: thành phố lớn thứ 5 của Đức.
Italia: 2.451,8 tấn vàng
Italia cũng đã duy trì quy mô dự trữ vàng của mình theo thời gian và nhận được sự ủng hộ từ Mario Draghi – Chủ tịch của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Giống như các ngân hàng trung ương quốc gia khác của EU, Ngân hàng Italia quản lý dự trữ chính thức cũng như một phần của ECB (NCB).
Ngân hàng Trung ương Italia đảm nhiệm vai trò phụ trách dự trữ ngoại tệ và số lượng vàng chính thức của quốc gia. Sau Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, Ngân hàng Trung ương Đức và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, Ngân hàng Trung ương Italia nắm giữ lượng vàng dự trữ lớn thứ tư trên thế giới. Với khối lượng là 2.452 tấn, chủ yếu ở dạng thỏi (95.493 thỏi) cùng vàng xu.
Pháp: 2.436,0 tấn vàng
Pháp đứng thứ tư trong danh sách với 2.435,7 tấn vàng dự trữ.
Trong vài năm qua, ngân hàng trung ương của Pháp đã bán rất ít vàng và đã lên tiếng kêu gọi chấm dứt hành động này. Marine Le Pen – Chủ tịch đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN) đã dẫn đầu cáo buộc và tuyên bố không chỉ dừng việc bán vàng của đất nước mà còn phải thu hồi toàn bộ số tiền ở các kho tiền nước ngoài.
Nga: 2.299,9 tấn vàng
Trong suốt bảy năm qua, Ngân hàng Trung ương Nga là ngân hàng mua vàng lớn nhất, vượt qua cả Trung Quốc để trở thành nước dự trữ vàng lớn thứ năm vào năm 2018. Nga đã mua 224 tấn vàng trong năm 2017 trước nỗ lực đa dạng hóa tiền tệ của quốc gia khỏi đồng đô la Mỹ.
Quốc gia đã tích cực chuyển dự trữ ngoại hối của mình ra khỏi đồng USD và chuyển sang vàng cùng các loại tiền tệ khác trong ba năm qua.
Trung Quốc: 1948.3 tấn vàng
Kể từ năm 2009, đây là lần đầu tiên Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc bắt đầu công bố hoạt động thu mua vàng của họ hàng tháng vào mùa hè năm 2015. Mặc dù Trung Quốc đứng thứ 6 về dự trữ vàng, chỉ chiếm 3,4% tổng lượng vàng của cả nước.
Thụy Sỹ: 1040.0 tấn vàng
Đây là quốc gia có trữ lượng vàng bình quân đầu người lớn nhất thế giới, và xếp thứ bảy trong danh sách. Trong Chiến tranh thế giới 2, quốc gia trung lập này đã trở thành tâm điểm của hoạt động buôn bán vàng của châu Âu, đối đầu với cả phe Đồng minh và phe Trục.
Nhật Bản: 765.2 tấn vàng
Vào tháng 2/2021, dự trữ vàng của Nhật Bản được báo cáo là 42.878 tỷ USD. Con số này đã giảm vào tháng 1/2021 so với con số trước đó là 45,854 tỷ USD. Nhật Bản cũng là nước tích trữ vàng lớn thứ tám, nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới.
Ấn Độ: 687.8 tấn vàng
So với 668.25 tấn trong quý 4 năm 2020 ở Ấn Độ, dự trữ vàng quốc gia này đã tăng lên 676.61 tấn. Theo dữ liệu từ RBI, kết thúc tuần vào ngày 18/12, dự trữ vàng ở Ấn Độ đã tăng 1.008 tỷ USD lên 37.020 tỷ USD. Điều này có vẻ không có gì ngạc nhiên khi Ngân hàng Ấn Độ góp mặt trong những cái tên kho vàng lớn nhất thế giới.
Hà Lan: 612.5 tấn vàng
Ngân hàng Trung ương Hà Lan thông báo rằng, các kho chứa vàng của họ sẽ được chuyển từ Amsterdam đến Camp New Amsterdam, cách thành phố khoảng 1 giờ đồng hồ, với lý do các biện pháp an ninh ở địa điểm hiện tại khá “lỏng lẻo”. Và Hà Lan là cái tên cuối cùng trong danh sách với 612,5 tấn vàng dự trữ.
Nguồn: Good Returns