Giá vàng quốc tế giảm mạnh trong tháng 6. Sự suy yếu này phần lớn có thể là do các tín hiệu “diều hâu” thắt chặt tiền tệ từ cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vào ngày 18/6. Tuy nhiên, sự sụt giảm của giá vàng Nhân dân tệ có vẻ thấp hơn so với giá vàng USD với lý do là đồng CNY giảm giá 1,6% so với đồng USD trong tháng trước.
Nền kinh tế Trung Quốc vẫn phát triển. Theo Cục Thống kê Quốc gia, GDP của Trung Quốc trong quý 2 tăng 7,9% so với cùng kỳ, tương ứng với mức tăng trưởng trung bình trong 2 năm là 5,5%, nhanh hơn so với mức 5% của quý 1. Ngoài ra, khả năng thu nhập bình quân của hộ gia đình trong 6 tháng đầu năm tăng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 15,4% so với nửa đầu năm 2019. Mức tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào động lực tăng trưởng kinh tế lành mạnh và các chỉ số tiêu dùng khác cũng tăng lên. Doanh số bán lẻ vàng, bạc, ngọc bích và đá quý, đồ trang sức trong tháng 6 vẫn cao hơn mức trung bình thời điểm trước đại dịch.
Doanh số bán lẻ đồ trang sức cho đến nay vào năm 2021 vẫn cao hơn mức trung bình năm 2019
Trong bối cảnh giá hàng hóa tăng, để tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hơn nữa và giảm bớt áp lực lên tỷ suất lợi nhuận của ngành, thì PBoC (Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc) đã thông báo cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của các ngân hàng địa phương vào ngày 9/7, việc cắt giảm RRR có hiệu lực từ ngày 15/7. Điều này sẽ làm giảm chi phí vay trong nền kinh tế, từ đó kích thích nhu cầu trong nước và hỗ trợ tăng khả năng tiêu thụ vàng của Trung Quốc trong những tháng tới.
Khối lượng giao dịch Au (T + D) và vàng tương lai vẫn trầm lắng. Mặc dù vào tháng trước có sự phục hồi 12% trong khối lượng giao dịch tích lũy của Au (T + D). Nhưng trong tháng này, chúng vẫn thấp hơn 59% so với mức trung bình năm 2020 là 1.649t. Và khối lượng giao dịch vàng tương lai trên SHFE trong tháng 6 cũng chỉ đạt 3.908 tấn, giảm 3,7% so với tháng trước.
Cũng trong tháng này, khối lượng giao dịch Au (T + D) và vàng tương lai khá ổn định. Trong khi đó, khối lượng giao dịch hàng tháng của hợp đồng vàng được giao dịch ký quỹ thanh khoản nhất trên SGE và vàng tương lai trên SHFE *.
*SHFE: Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải
*SGE: Sàn giao dịch vàng Thượng Hải
* Khối lượng giao dịch của hợp đồng vàng SGE và SHFE tính cả hai bên.
Cũng trong tháng 6, lượng vàng ETF nắm giữ của Trung Quốc đã tăng thêm 123 triệu USD (tương đương 795 triệu nhân dân tệ), đạt tổng cộng 4 tỷ USD (26 tỷ nhân dân tệ). Trong nửa đầu tháng, các nhà đầu tư Trung Quốc mất hứng thú với các quỹ ETF vàng do giá vàng suy yếu, và điều này dẫn đến việc nắm giữ tập thể các quỹ ETF vàng của Trung Quốc giảm 1,7 tấn.
Tuy nhiên, với đà giảm giá vàng đang gia tăng, lượng vàng ETF nắm giữ của Trung Quốc đã tăng thêm 3,8 tấn trong nửa cuối tháng. Điều này có thể được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư trong nước tận dụng giá vàng thấp hơn để tạo ra sự tiếp xúc với vàng dài hạn hoặc tham gia thị trường.
Sự phân bổ của các nhà đầu tư vào các quỹ ETF vàng đã tăng lên rõ rệt vào cuối tháng 6
Lượng vàng rút từ sàn giao dịch vàng Thượng Hải (SGE) đã tăng 27,7 tấn và con số này trong tháng 6 đã tăng tổng cộng 132,8 tấn. Sự kết hợp của việc rút vàng ít hơn và mức tiêu thụ tương đối mạnh trong tháng 4 và tháng 5, đã được chỉ ra trong cuộc trò chuyện của những người tham gia ngành. Họ cho rằng điều này có thể dẫn đến nhu cầu lớn hơn đối với các nhà sản xuất vàng trong nước để bổ sung dự trữ. Do đó, lượng vàng rút khỏi SGE đã tăng trở lại vào tháng 6 sau đà giảm của hai tháng trước đó.
Nhu cầu vàng của Trung Quốc tăng trở lại trong tháng 6
Nhập khẩu vàng của Trung Quốc trong tháng 5 là 67,6 tỷ, cao hơn 65 tỷ so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ thấp hơn 3 tỷ so với tháng 5 năm 2019. Hoạt động nhập khẩu vàng của Trung Quốc đã tạm ngừng vào năm 2020 trong bối cảnh nhu cầu vàng trong nước lao dốc do đại dịch Covid-19 gây ra và các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, trước tình hình đại dịch COVID-19 toàn cầu có dấu hiệu giảm bớt và nhu cầu vàng nội địa được cải thiện thì sự thèm muốn nhập khẩu vàng của Trung Quốc đã phục hồi kể từ đầu năm 2021 và đang dần tiến gần về mức trước đại dịch.
Nhập khẩu vàng của Trung Quốc đang tiến gần đến mức trước đại dịch
Trong tháng 6, chênh lệch giá vàng Thượng Hải – Luân Đôn trung bình là 4 USD/Ounce, đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020. Tuy nhiên, các nhà đầu tư Trung Quốc có khẩu vị rủi ro (risk appetite) cao hơn so với các quốc gia phương Tây, vì họ kỳ vọng rất cao vào các quy định về luật chống rửa tiền ở thị trường vàng Trung Quốc. Hơn nữa, hoạt động nhập khẩu vàng của Trung Quốc gần đây là “động lực” chính kéo chênh lệch giá vàng ở Thượng Hải – Luân Đôn lần đầu tiên giãn mạnh vào năm 2021, tính trên cơ sở trung bình hàng tháng.
Mặt khác, chênh lệch giá vàng trong nước đã trở lại mức cao nhất cho đến nay vào tháng 7. Theo như phân tích, nếu nhu cầu vàng và kỳ vọng vẫn duy trì mức ổn định, thì quá trình giảm giá vàng trong nước từ tháng 6 có thể chỉ diễn ra trong ngắn hạn.
Chênh lệch giá vàng Thượng Hải – Luân Đôn rớt giá vào tháng 6
Nguồn: Goldhub