Về cơ bản
Giá vàng tiếp tục giảm trong phiên Á sáng nay khi không có nhiều tin tức được công bố. Thị trường đang tập trung vào các cuộc đàm phán về trần nợ của Hoa Kỳ khi vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào và sự chú ý sẽ đổ dồn vào tin PMI được công bố tối nay.
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ McCarthy cho biết hai bên phải đạt được thỏa thuận nợ trong tuần này để tránh một vụ vỡ nợ thảm khốc của Hoa Kỳ có thể xảy ra sớm nhất là vào ngày 1 tháng Sáu và cho tới thời điểm hiện tại, họ chưa vẫn chưa đạt được bất kỳ thỏa thuận nào.
Bất chấp các cuộc đàm phán trần nợ thất bại giữa Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, Chỉ số Đô la Mỹ (DXY) vẫn mạnh, giao dịch quanh mức 103,30. Sự lạc quan về việc tránh vỡ nợ của Hoa Kỳ có thể góp phần vào xu hướng tăng của đồng đô la. Ngoài ra, kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất 0,25% vào tháng 6, cùng với việc không cắt giảm lãi suất vào năm 2023, đang hỗ trợ thêm cho Đô la Mỹ và gây áp lực giảm giá vàng.
Những lo ngại về căng thẳng Mỹ-Trung và những bất ổn xung quanh quá trình chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc cũng đang đè nặng lên XAU/USD. Với vị thế là một trong những quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới của Trung Quốc, bất kỳ diễn biến tiêu cực nào ở nước này đều có tác động đến giá vàng.
Mặc dù giá VÀNG có thể tiếp tục giảm do tâm lý thị trường thận trọng và đồng Đô la Mỹ mạnh, nhưng chỉ số PMI hàng tháng, các cuộc đàm phán về trần nợ của Hoa Kỳ và thông tin của Cục Dự trữ Liên bang có thể hỗ trợ xu hướng giảm giá.
Phân tích kỹ thuật
Giá vàng tiếp tục giảm mạnh trong 2 ngày đầu tuần sau khi nó chạm lại vùng kháng cự 1983. Ở thời điểm hiện tại, cấu trúc H4 của vàng vẫn là giảm và trong M15, cấu trúc giảm tương tự.
Tại M15, vàng đang giảm lại vùng 1955, và có thể nó sẽ giảm tới vùng đáy cũ tại 1951.8. Trong pha giảm giá, nó để lại vùng kháng cự có thể chờ sell trong thời gian tới tại 1964/62.
Vùng 1951 sẽ rất quan trọng, nếu thủng thì mục tiêu tiếp cho vàng sẽ là vùng 1940/35. Ưu tiên chỉ sell vàng.
