Sự tăng giá đỉnh điểm của vàng trước tâm điểm đại dịch COVID-19 là kết quả xác thực nhất, cho bức tranh tổng thể của nhiều yếu tố tác động đến giá vàng tăng mạnh. Vậy có những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá vàng trên thế giới? Các yếu tố như khủng hoảng kinh tế, lạm phát, lãi suất, chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương tác động như thế nào đến biến động của vàng. Nếu là một nhà đầu cơ, tích trữ vàng bạn không thể bỏ qua các thông tin của bài viết dưới đây.
1. Nền kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng
Vàng được xem là “nguồn dự trữ an toàn” cho người dân và các nhà đầu tư khi nền kinh tế lao đao. Bởi khi tình hình kinh tế bất ổn, giá trị các tài sản sẽ bị giảm xuống, trong đó có cả vàng và đồng Đô la Mỹ. Khi đó, người dân thi nhau đi mua vàng để tích trữ, đợi khi nền kinh tế phát triển để bán.
Điều này sẽ làm thay đổi đến giá vàng trong tình thế cầu lớn hơn cung. Như vậy, chúng ta đã có câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi “Giá vàng phụ thuộc vào những yếu tố nào?”
2. Lạm phát ảnh hưởng đến giá vàng
Yếu tố cơ bản và sâu xa khiến vàng vẫn được nhà đầu cơ tích trữ vì nó là công cụ bảo toàn giá trị và chống lại yếu tố lạm phát tốt nhất dù có biến động. Mối quan hệ của giá vàng và lạm phát tác động không quá lớn như các yếu tố khác.
Đôi khi giá vàng trong nước của một quốc gia lại không biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tại sao lại như vậy?
Đó là do yếu tố “lạm phát” tác động. Khi nền kinh tế của một đất nước bị lạm phát thì đồng nội tệ của quốc gia đó bị mất giá, nhiều nhà đầu cơ tìm đến vàng để tích trữ bảo tồn giá trị. Điều này làm tăng nhu cầu vàng và khiến giá vàng tăng cao, mặc dù giá vàng thế giới tính theo USD có thể giảm.
3. Sức mạnh của đồng USD
Trên các cộng đồng, diễn đàn chúng ta vẫn thường thấy những câu hỏi quen thuộc như: “Tại sao giá vàng tăng thì giá USD giảm?”. Đúng vậy, đồng USD – đồng tiền quyền lực nhất thế giới có ảnh hưởng rất lớn đến giá vàng, từ đó tác động đến nền kinh tế thế giới. Hiểu đơn giản, kinh tế Mỹ làm cho đồng đô la Mỹ trở thành loại tiền tệ dự trữ lớn nhất thế giới.
Cùng với đó, vàng cũng là một loại tài sản tiết kiệm của các nhà đầu tư toàn cầu. Vì thế, vàng và đồng đô la Mỹ có thể được coi là đối thủ của nhau. Khi vàng tăng thì USD giảm, vàng giảm thì USD tăng.
4. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương
Động thái của các Ngân hàng trung ương, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ – FED có ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến biến động giá vàng. Lý do cho nhận định trên là việc các ngân hàng trung ương là tổ chức dự trữ vàng lớn lên đến 33.000 tấn, xấp xỉ 1/5 tổng số vàng từng được khai thác. Các ngân hàng nắm giữ lượng lớn vàng để giảm thiểu rủi ro, để phòng ngừa lạm phát và thúc đẩy sự ổn định kinh tế.
Do đó, các chính sách của ngân hàng trung ương về chính sách tiền tệ, tăng giảm lãi suất cho đồng USD có thể tạo ra những tác động đáng kể đến biến động giá vàng, lượng mua vào và bán vàng ra trên thế giới.
5. Ảnh hưởng của Lãi suất
Yếu tố lãi suất là một trong các nhân tố tác động trực tiếp và rõ rệt nhất đến xu hướng vàng thế giới. Mối quan hệ nghịch giữa lãi suất thực và giá vàng khá rõ ràng trong nhiều nghiên cứu và được xác nhận qua lịch sử. Đơn cử, là trong năm 2020, để đối phó với đại dịch Covid-19, FED liên tục thực hiện cắt giảm lãi suất xuống gần bằng 0, điều này khiến nhiều nhà đầu tư quay đầu với các khoản đầu tư khác và tập trung tích trữ đầu cơ vàng khiến giá vàng thế giới tăng mạnh thậm chí đạt đỉnh cao nhất mọi thời đại. Và lãi suất chỉ có xu hướng tăng khi triển vọng kinh tế được cải thiện lúc đấy vàng mới có thể đạt được mức giá ổn định.
6. Nới lỏng định lượng QE
QE hay còn gọi nới lỏng định lượng, một phương thức của ngân hàng trung ương để kích thích kinh tế bằng cách mua trái phiếu cùng những tích sản khác từ các ngân hàng thương mại nhằm giảm lãi suất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Cùng với Fed, các ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới như Ngân hàng Trung ương châu Âu, ngân hàng Nhật Bản đã thi hàng chính sách QE.
Theo chính sách QE, khi lượng tiền tệ được cung cấp một số lượng lớn hay hiểu đơn giản chính sách nới lỏng tiền tệ được thực thi sẽ làm lãi suất giảm xuống. Tất nhiên, việc làm này dù tạo ra lạm phát nhưng lại khiến các nhà đầu tư đổ xô đi mua vàng. Thế nên, hoạt động nới lỏng định lượng (QE) của các ngân hàng Trung ương là một trong các nguyên nhân làm tăng giá vàng.
7. Dự trữ chính phủ
Khi chính phủ là các ngân hàng Trung ương mua vàng ngoài thị trường vào để dự trữ. Đồng nghĩa với việc vàng sẽ trở nên khan hiếm, hiển nhiên giá vàng sẽ tăng lên. Trong những năm gần đây, giá vàng đang dần tăng trở lại bởi các ngân hàng trung ương thường xuyên thực hiện mua vàng dự trữ. Điển hình là ngân hàng trung ương toàn cầu đã mua khoảng 33.000 tấn vàng, chiếm tới khoảng ⅕ tổng sản lượng được khai thác.
Vì thế, việc dự trữ vàng của chính phủ là yếu tố tác động đến giá vàng trên thế giới.
8. Chi phí sản xuất vàng
Có thể nói, sản lượng vàng sản xuất ra thị trường là một hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng. Theo đó, WGC – Hội đồng Vàng thế giới cho biết: “Tổng sản lượng vàng khai thác trong năm 2019 đạt 3.531 tấn, giảm 1% so với sản lượng khai thác năm 2018. Sản lượng vàng được khai thác có thể sẽ bị chậm lại và giảm nhẹ trong những năm sắp tới, bởi vàng trên thế giới đang dần cạn kiệt và việc phát hiện ra các mỏ vàng mới ngày càng khó khăn”.
Và cũng theo cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ thống kê, sản lượng vàng trên toàn cầu hiện tại còn khoảng 50.000 tấn.
9. Cung cầu trên thị trường
Vàng cũng được xem là một loại hàng hoá và nó cũng không thể tránh khỏi tác động lớn từ các quy luật cung cầu trên thị trường. Các nguồn cung bổ sung vàng trên thế giới bao gồm nguồn cung từ các mỏ sản xuất vàng lớn và nguồn vàng tái chế hằng năm. Tuy nhiên, nguồn cung bổ sung này qua các năm vẫn còn rất hạn chế, chiếm chỉ khoảng 1,7% lượng vàng hiện có trên thế giới. Mặt khác cầu về vàng lại rất đa dạng, để làm trang sức, công nghiệp và dự trữ đầu cơ. Và không nằm ngoài quy luật nào khác về cung cầu của hàng hóa, khi nhu cầu vàng ngày càng gia tăng cao trong khi nguồn cung là hữu hạn thì đây được xem là nguyên nhân dẫn đến giá vàng leo thang.
10. Nhu cầu làm trang sức và công nghiệp
Ngoài nhu cầu dự trữ, đầu cơ an toàn thì nhu cầu vàng cho trang sức cũng không kém cạnh ước tính chiếm khoảng 54% trên toàn cầu. Trong khi đó, nhu cầu về sản xuất trong các nghành công nghiệp cũng chiếm khoảng 12%.
Theo truyền thống phương Đông, vào các dịp đầu năm mới người dân ở nhiều nước đổ xô mua vàng vì họ tin rằng điều này có thể thu hút tài lộc và mang đến may mắn. Tình trạng này khiến giá vàng thường tăng cao trong các dịp đầu năm nhưng cũng sẽ giảm mạnh nếu bước qua vài tháng sau do người dân bán ra nhiều làm giá giảm xuống.
Lời kết
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến biến động giá vàng. Trong đó, mỗi nhân tố sẽ có mức tác động lớn nhỏ khác nhau và có mối quan hệ tương hỗ hay liên quan chặt chẽ. Cùng với đó, giá vàng là một trong những yếu tố ảnh tiếp đến kinh tế thế giới và Việt Nam. Vì vậy, việc quan sát và tìm hiểu kỹ những yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá vàng sẽ giúp mở ra cơ hội đầu tư vàng hiệu quả. Hãy luôn theo dõi và đón đọc những bài viết mới nhất từ chúng tôi. Chúc các bạn thành công!